20 lời khuyên đạp xe hữu ích từ những cua rơ chuyên nghiệp

Đạp xe là môn thể thao phức tạp. Để có thế am hiểu hơn, bạn phải bắt đầu từ điều đơn giản nhất. Cách tốt nhất để thu thập kiến ​​thức nhanh chóng là tham khảo những kinh nghiệm của người đạp xe lâu năm. Hãy cùng Giant International tìm hiểu những lời khuyên hữu ích đã được tổng hợp từ những người đạp xe có kinh nghiệm thâm niên nhé.

1. Quần áo đi xe đạp tốt là đầu tư tốt nhất bạn có thể thực hiện. Đừng bỏ tiền vào một chiếc mũ bảo hiểm đắt tiền khi mà những chiếc mũ giá rẻ hơn cũng có thể đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn tương tự. Chi tiêu tiền của bạn nhiều hơn vào chiếc quần đạp xe chất lượng sẽ là một lựa chọn đúng đắn.

2. Luôn kiểm tra dự báo thời tiết. Thời tiết là thứ khó có thể quan sát bằng mắt được. Bạn có thể thấy bầu trời trong xanh nhưng chỉ vài tiếng sau trời có thể đổ mưa. Chính vì vậy hãy theo dõi dự báo thời tiết trước khi bắt đầu một cuộc hành trình, việc này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chuẩn bị.

Luôn theo dõi thời tiết trước khi bắt đầu một chuyến đi

3. Khi mới bắt đầu với bộ môn xe đạp, đừng nôn nóng, hãy bắt đầu từ từ, và kiên nhẫn theo từng ngày. Bạn sẽ tìm ra được giới hạn của mình và dẫn trở nên thoải mái tự tin hơn.

4. Ra khỏi vùng thoải mái của bạn. Các chuyến đi luôn là dịp để bạn hiểu hơn về bản thân. Điều đáng hối tiếc nhất trong chuyến đi chính là việc  không thách thức bản thân. Hãy tập đi xa hơn, đi nhanh hơn. Hãy có mục tiêu và kế hoạch rõ ràng để đạt được chúng. Bạn  sẽ làm những điều mà bạn không bao giờ tin rằng bạn sẽ làm được.

5. Hãy luôn chăm sóc chiếc xe đạp của bạn thật tốt. Chiếc xe của bạn chính là “chiến mã đáng tin cậy” sẽ đưa bạn hàng ngàn dặm, vì vậy hãy quan tâm nó hơn. Làm sạch nó mỗi tuần, tra dầu mỡ hàng tuần để tránh những tiếng kêu khó chịu. Thực hiện các điều chỉnh các bộ phận khi cần thiết và tự học cách tự sửa những trường hợp hỏng hóc đơn giản.

6. Trong thời tiết ẩm ướt, hãy giữ xe đạp thẳng đứng. Thêm vào đó chú ý  vệ sinh và tra dầu mỡ kịp thời.

Bảo dưỡng xe thường xuyên giúp tăng tuổi thọ xe

7. Mua xe đạp đúng với sở thích và vóc dáng. Việc mua xe đúng sở thích sẽ khiến bạn hứng thú với việc đạp xe hơn, việc luyện tập vì vậy mà trở nên hiệu quả hơn rất nhiều.

8. Uống đủ nước trong suốt quá trình đạp xe. Ngay cả những lúc thời tiết lạnh và bạn không cảm thấy khát nước. Nhưng đừng chủ quan, vì bên trong cơ thể bạn vẫn đang bị thiếu nước.

9. Hãy tham gia một câu lạc bộ hoặc một hội nhóm có cùng sở thích đạp xe với bạn vì đó là cách bạn kết nối những người cùng đam mê, khiến cho việc tập luyện trở nên hứng thú hơn rất nhiều.

10. Khi mới bắt đầu, tập trung vào thời gian, đừng tập trung vào khoảng cách. Luôn cố gắng đạp hết sức trong một khoảng thời gian bạn đặt ra và tuyệt nhiên không quan tâm nhiều về quãng đường, khi đó bạn sẽ đo lường được quãng đường bạn có thể đi trong một đơn vị thời gian. Từ đó xem xét và đưa ra quá trình luyện tập thích hợp.

11. Chú ý về tốc độ. Ví dụ về một buổi đạp xe kéo dài trong 30 phút: 10 phút đầu đạp với tốc độ 20 – 25 km/h để làm nóng và cũng là thời gian ra đến đường tập chính, 10 phút sau đó đạp nhanh hết mức có thể.

12. Tay của bạn luôn nắm ghi đông ở phía trên. Đây là vị trí ưa thích đối với hầu hết những người đạp xe trong điều kiện bình thường. Sức cản của không khí sẽ làm hiệu quả đạp xe của bạn bị giảm đáng kể so với khi bạn cầm ghi đông ở phía dưới, nói chung là bạn có thể chuyển sang 1 líp nhỏ hơn, vòng tua chân nhanh hơn với cùng một lực đạp.

13. Khi đạp xe, trong 25 phút đầu. Cơ thể hơi nghiêng về phía trước, hai cánh tay duỗi thẳng, hóp chặt bụng, dùng cách thở bằng bụng, hai đùi song song với thanh ngang của xe, đầu gối, hông luôn phối hợp nhịp nhàng, đồng thời chú ý tới nhịp điệu đạp xe.

14. Một ly coffee sẽ khiến bạn tỉnh táo và đạp xe hiểu quả hơn. Nhưng đừng lạm dụng nó, tốt nhất chỉ nên uống một ly coffee trước khi đạp tầm 15-30 phút để có thể đạt hiệu quả nhất.

Một ly coffee trước khi bắt đầu đạp xe sẽ khiến tỉnh táo hơn

15. Trong 2-4 giờ trước khi xuất phát, cố gắng hạn chế ăn những đồ ăn khó tiêu, vì đây là những nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, rối loạn ruột): chất xơ dư thừa, thực phẩm thừa béo, thực phẩm nhiều gia vị bất thường, lượng caffein dư thừa và rượu. Trong khoảng thời gian trước khi đi xe, nên tập trung vào thức ăn nhẹ dễ hấp thu, đồ ăn có đường hoá cao và giảm lượng chất xơ tiêu thụ.

16.  Nếu bạn phải đạp xe trong đêm. Hãy đảm bảo có nhiều phương tiện chiếu sáng gắn vào ghi đông xe và yên xe để tăng tầm nhìn của bạn, báo hiệu người lái xe trên đường sự tham gia giao thông của bạn.

17.  Nếu bạn bị đau đầu gối phía trước, chứng tỏ bạn để yên xe thấp so với kích thước đôi chân của bạn, còn khi đầu gối bạn bị đau phía sau, là do bạn bị căng cơ, do yên xe để quá cao. Chính vì vậy hãy thường xuyên quan sát cơ thể để có những điều chỉnh kịp thời.

Chú ý tư thế khi đạp xe

18. Bảo dưỡng xe định kì. Thông thường bạn nên bảo dưỡng xe định kì 6 tháng – 1 năm/ lần. Việc đó giúp cải thiện tuổi thọ xe lên rất nhiều.

19. Đừng bao giờ chủ quan về những lỗi hỏng hóc nhỏ. Chỉ cần nghe thấy những tiếng kêu khó chịu từ chiếc xe của bạn, hoặc cảm thấy điều bất ổn khi điều khiển xe, hãy kiểm tra ngay lập tức và sửa chửa lại nó.

20.  Chuẩn bị thật kĩ trước khi bắt đầu chuyến đi của bạn.  Việc gặp bất trắc là điều khó thể lường trước trong mọi chuyến đi. Để giảm thiểu rủi ro, hãy tìm hiểu và chuẩn bị trước thật chu đáo cho hành trình của bạn.

Trả lời

.Chat với chúng tôi qua Zalo